Thứ Năm, 29 tháng 11, 2012

Tục tắm suối ở Tây Bắc

Núi rừng Tây Bắc từ lâu vẫn luôn là một vẻ đẹp bí ẩn có sức lôi cuốn biết bao người, không chỉ bởi vẻ hoang sơ của núi rừng, mà còn cả sự “hoang sơ” của con người nơi đây.


1. Người Dao Phú Thọ tắm suối
Lần mò theo những dấu vết của những bức ảnh chụp thiếu nữ tắm tiên, tôi đến những dòng suối của người dân tộc ở bản Bến Thân, Đồng Sơn, Tân Sơn, Phú Thọ, để mong được tận mắt thấy lại vẻ đẹp huyền thoại của các sơn nữ.



Bản Bến Thân nằm cách trung tâm huyện Tân Sơn, Phú Thọ hơn 40km, bản nằm trên núi cao nên đường đi đều là những con dốc ngoằn ngoèo xuyên qua các cánh rừng rậm um tùm.

Rất nhiều những nhiếp ảnh gia đã từng lặn lội đến đây và chụp được những bức ảnh để đời về vẻ đẹp tắm tiên của các cô gái miền sơn cước.

Tìm gặp trưởng bản Cỏi, ông Đặng Vĩnh Phúc, tôi được ông cho biết: “Tắm suối là nét văn hóa có từ hàng ngàn năm trước. Trước đây, cứ sau mỗi buổi lao động vất vả trên nương, phụ nữ bản Cỏi lại rủ nhau ra suối trầm mình xuống dòng nước mát lạnh.

Tắm suối không chỉ để gột rửa bụi bẩn, ngâm mình trong dòng nước mát cho thư thái mà còn là thời gian để họ chuyện trò tâm sự, chia sẻ mọi điều trong cuộc sống".

"Hiện nay, hầu hết phụ nữ ở bản Cỏi này vẫn giữ tục tắm suối, chỉ có một vài nhà có điều kiện xây được nhà tầng thì có phòng tắm riêng, không ra suối tắm nữa. Tuy nhiên, mọi người thường đi tắm khi trời đã nhá nhem tối, không rõ mặt người chứ cũng ít ai tắm giữa “thanh thiên bạch nhật”.
Và họ thường tắm ở các con suối sâu trong núi đá, ở bản Cỏi thì vô vàn chỗ, nhiều khi muốn tìm cũng khó. “Nhen nhóm niềm hy vọng sẽ được tận mắt chứng kiến vẻ đẹp hoang sơ, hiếm hoi nơi núi rừng, tôi quay trở lại căn nhà sàn để chuẩn bị đồ nghề đi "săn vẻ đẹp tiên nữ".
May mắn ở gia đình tôi xin ngủ nhờ có cậu con trai tên Lương, năm nay vừa đúng 18 tuổi. Lúc nói chuyện cậu ta khoe với tôi: “Ở bản Cỏi này chẳng chỗ nào em không biết”. Và tôi đã chụp được một số ảnh tại đây.

2. Người Thái Tây Bắc tắm suối
Các cô gái Thái ngay từ lúc còn nhỏ đã được các bà, các mẹ dạy cho cách thắt khăn nơi thắt lưng “xài yêu” để có được thân hình tuyệt đẹp theo “E” kiú manh po” - nghĩa là thắt đáy lưng con tò vò giống như thắt đáy lưng ong của các cô gái miền xuôi. Còn mái tóc luôn được chăm chút gội bằng các loại lá thơm như hương nhu, sả, bồ kết… và chải chuốt bằng nước vo gạo nếp. Lại được tắm mình trong không khí trong lành của thiên nhiên, bởi vậy cô gái Thái nào cũng cao ráo, trắng hồng, mái tóc đen dài mềm mại. Vẻ đẹp chân chất, trong sáng đến mức thánh thiện của các cô gái Thái đã trở thành nguồn đề tài và cảm hứng vô tận và làm nên sức sống cho bao tác phẩm thơ, ca, nhạc, họa… Bởi vậy khi ngắm các cô gái Thái dịu dàng trong trang phục truyền thống, mỗi người đều như thấy ngân rung trong lòng một cảm giác thanh cao trước một vẻ đẹp hoàn mỹ đến mức thật khó đặt tên.
Sau mỗi buổi làm nương làm rẫy về, các cô gái nghỉ chân bên suối. Làn nước mát lành làm sạch sẽ bụi bặm, trả lại nước da trắng ngần của mẹ của cha và tinh hoa của núi ngàn chung đúc hàng ngàn năm mới có được. Bao nỗi mệt nhọc trôi theo dòng nước, con người như được tiếp thêm nguồn năng lượng mới.
Những dòng suối của khắp vùng Tây Bắc thường có những cái tên vô cùng “thơ mộng, chở đầy khát vọng về cuộc sống ấm no hạnh phúc, về tình yêu trắng trong chung thủy: Suối Tiên, Suối Mơ, Suối Xuân… Không biết có phải từ khi các cô gái Thái khỏa mình trong dòng biếc, những dòng suối già nua trầm mặc bỗng mang trong mình tâm hồn trẻ trung và cứ mộng mơ, khao khát một cuộc sống bình dị, yên vui - ước mơ cháy bỏng của bao đời. Để rồi những ai được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của suối nguồn Tây Bắc trong một chiều các cô gái Thái tắm tiên, chợt thấy mình trong sáng hơn, thanh cao hơn, như được hòa mình cùng đất và người của Tây Bắc.

1 nhận xét:

  1. Được ngắm các cô gái dân tộc tắm tiên thấy mình thanh cao hơn, trong sáng hơn. Đúng quá! Chúng ta không nên tự thần thánh hóa mình khi ta chỉ là những con người bình thường. Ta cứ sống theo bản năng vốn có của một người lương thiện, không lừa dối, không độc ác, hòa mình với thiên nhiên. Tôi cũng rất thích cách người dân tộc quay lại gặp người yêu cũ trong các phiên chợ tình hàng năm, bởi nó thể hiện tính nhân văn một cách công khai minh bạch, chứ không giấu giếm và dối trá như chúng ta - người thành phố văn minh (NCT).

    Trả lờiXóa